Ý Nghĩa Cây Trúc Thiên Môn: loài cây mảnh mai rất ưa chuộng!

Cây trúc thiên môn là cây cảnh được nhiều người yêu thích dùng để trang trí. Cây mang một vẻ đẹp mềm mại, tươi mát nhưng không kém phần mãnh liệt. Cùng tanghoatannha.com khám phá thêm về loại cây cảnh đẹp mắt này trong bài viết sau đây.

Giới thiệu về cây trúc thiên môn

Cây trúc thiên môn có rất nhiều tên gọi khác nhau nữa đó là: cây trúc thiên đông, trúc lá măng, tóc tiên leo, dù mào sam,…Tên khoa học của nó là Asparagus densiflorus, thuộc họ Huệ Tây.

Trúc thiên môn còn được gọi là trúc lá măng

Trúc lá măng thuộc họ thân cây thảo, cây lá làm cảnh. Cây chịu hạn khá tốt và có thể trồng trong đất hoặc chậu treo đều được.

Nguồn gốc xuất xứ cây trúc thiên môn

Cây Trúc Thiên Môn đông này có nguồn gốc từ Đông Á. Trong đó phổ biến nhất là hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Nhiều tài liệu cũng công nhận cây có xuất xứ từ các nước Nam Phi.

Tại Việt Nam cây mọc hoang nhiều ở vùng núi đá vôi, vùng đồi rú bụi, ven biển. Ở nước ta thì cây phân bố nhiều tại các tỉnh ven biển miền Trung. Các đảo lớn như Côn Đảo, Phú Quốc hay các tỉnh phía Bắc cũng có nhiều.

Đặc điểm của cây trúc thiên môn

Cây trúc thiên môn có nhiều đặc điểm tốt, phù hợp cho việc làm cây cảnh trang trí rất đẹp.

  • Cây thuộc dạng thân rễmọc xung quanh, sống dai. Cây có thể sinh nhiều chồi hình trụ, còn được gọi là măng có màu trắng.
  • Chiều cao từ 20 – 30cm, dài từ 1-1,5m
  • Ngọn cây thường có màu lục mang nhiều lá
  • Lá nhỏ mọc thành chùm dạng tán, có hình vảy như hình tam giác ,hình kim, ngắn, màu xanh lá.
  • Mặt dưới chồi lá có rất nhiều rễ nhỏ, dài.
  • Mầm cây dần mọc cao thành các cành nhỏ và cứng. Một thời gian các cành nhỏ biến đổi thành lá kim và mọc thưa. Còn các lá thật sẽ rụng, tiêu giảm bớt.
  • Cây có hoa và quả, hoa của cây nhỏ và màu trắng mọc ở kẻ lá từ tháng 3 đến tháng 5. Quả nhỏ và mọng dạng hình cầu có từ tháng 6 đến tháng 9. Hạt có màu đen.

Quả của trúc thiên ân hình cầu, chín mọng sẽ có màu đỏ

  • Tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh, ưa sáng và chịu bóng bán phần.
  • Cây trồng được trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất để trồng là vào đầu mùa mưa.

Thiên an đông thích hợp với nhiều điều kiện thổ nhưỡng và rất dễ trồng. Có thể trồng trên ruộng hoặc đất trống, trong chậu đều được. Tuy nhiên loại đất trồng dễ sống và cho năng suất cao là đất thịt pha cát. Có độ tơi xôp, độ mùn ẩm cao và có nắng hoặc che phủ một phần.

Công dụng của cây trúc thiên môn

Với hình dáng mảnh mai, thân thiện, màu xanh đẹp dịu nhẹ. Cây được trồng trong chậu để trang trí kèm nội thất. Trồng làm cảnh trên các chậu treo để trước nhà hay trồng thành từng bụi trong vườn rất đẹp. Có khi người ta dùng làm cây trồng thuỷ canh.

Cây ngoài công dụng làm cảnh còn có tác dụng chữa bệnh. Cây trồng để hấp thụ bớt lượng bụi trong không gian. Cây được bào chế để chữa nhiều loại bệnh như: Ho ra máu, bí tiểu tiện, chữa ho, khô cổ, suy nhược thần kinh, táo bón, hoặc dùng làm thuốc bổ.

Ý nghĩa cây trúc thiên môn

Ngoài công dụng dùng để làm thuốc chữa bệnh, trang trí cho đẹp nhà cửa, vườn tược. Cây còn có ý nghĩa phong thuỷ đó là mang niềm vui và sự may mắn tới cho gia chủ. Xua tan mệt mỏi, lo âu và những tia bức xạ đối với không gian.

Càng biết và khám phá ra nhiều loài cây, loài hoa thật thú vị phải không các bạn? Thế giới thực vật còn vô vàn điều thú vị hơn thế nữa. Hãy cùng trải nghiệm và khám phá cùng chúng tôi qua website https://tanghoatannha.com/ nhé. Đảm bảo bạn sẽ biết được nhiều loài hoa, cây cảnh rất bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *