Hoa Trúc đào hay còn được gọi là Volubilis(Bắc Phi), giáp túc đào (Trung Quốc). Là loại cây bụi gỗ nhỏ thường được trồng làm cảnh rất phổ biến ở các đô thị. Loài cây này được trồng trong các con lươn, các dải để phân luồng đường, công viên… Cây có hoa màu hồng thắm, khá đẹp nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây cũng là loài cây có độc, khi trồng cần phải chú ý. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau đây.
Mục Lục
Nguồn gốc xuất xứ của cây trúc đào
Khi nói đến cây trúc đào chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ cây thuộc họ tre trúc. Có đốt và hình dạng của loài tre trúc. Nhưng thật ra nó thuộc thân cây gỗ nhỏ và có hoa rất đẹp khiến nhiều người bất ngờ. Vậy loài trúc đào này có nguồn gốc xuất xứ từ đâu?
Hoa của cây trúc đào hồng thắm nổi bật
Xuất xứ loài cây này đến từ nhiều nơi trên thế giới. Tuy vậy hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nó là loài cây bản địa của khu vực rộng từ Maroc đến Bồ Đào Nha. Kéo dài qua phía đông tới tận khu vực Địa Trung Hải đến miền nam châu Á. Trúc đào tự nhiên thường mọc xung quanh các lòng suối khô.
Đặc điểm loài cây trúc đào
Trúc đào là loài cây dễ trồng, nó phát triển tốt trong khí hậu cận nhiệt đới ấm áp. Cây chịu được thời tiết khắc nghiệt như khô hạn hoặc sương giá không thường xuyên tới -10 °C. Đặc điểm chi tiết như sau:
- Thuộc cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây thường xanh thuộc họ La bố ma. Loài cây duy nhất được phân loại trong chi Nerium.
- Thân cây có nhiều cành, hầu hết các cành mọc gần như thẳng.
- Lá cây mọc thành từng cặp hoặc mọc thành vòng xoắn gồm ba lá. Lá của cây dày và trơn bóng, màu lục xanh sẫm, có hình dạng mũi mác hẹp, chiều dài từ 5-20cm, mép lá nhẵn rộng từ 1-3,5 cm.
- Hoa cây trúc đài mọc thành từng cụm ở đầu mỗi cành. Tuỳ theo giống hoa ngoài màu hồng còn có màu trắng hay vàng. Đường kính mỗi hoa từ 2,5–5 cm. Tràng hoa có 5 thùy và có tua bao quanh ống tràng trung tâm. Thường hoa có mùi thơm.
- Quả có hình dạng nang dài và hẹp với kích thước dài từ 5–23cm. Quả tự nứt ra khi chín để giải phóng hạt.
- Hạt cây trúc đào nhỏ và phủ đầy lông tơ.
Lá trúc đào màu xanh sẫm hình giáp
Công dụng của cây trúc đào
Dùng làm cảnh
Hoa có nhiều màu sắc, đặc biệt loại cây nở hoa màu hồng thắm cực kỳ được yêu thích để trồng làm cảnh nơi công cộng. Ngoài việc cho hoa đẹp làm cảnh thì trúc đào còn có giá trị hữu ích trong y học. Trong lá trúc đào có chứa thành phần glycoside như: oleandrin (neriolin), neriin, adynerin hay neriantin.
Tuy nhiên, nếu sử dụng trúc đào để làm cây cảnh thì cần phải chú ý vì các bộ phậ của cây đều rất độc. Các hợp chất có thể gây tử vong cho con người, nhất là đối tượng trẻ em. Các thành phần như đã kể trên có trong lá trúc đào có tác dụng trợ tim khi dùng đúng liều lượng thích hợp. còn ngược lại nếu lỡ ăn, nuốt…phải sẽ gây ngộ độc.
Dùng làm thuốc
Neriolin được chế tạo để làm thuốc trợ tim, chữa các bệnh về tim như suy tim, khó thở, phù do suy tim. Chất neriolin này không bị phá hủy bởi men của dịch tiêu hóa, không gây tích lũy, đào thải nhanh.
Diệt trừ sâu bệnh
Nếu hít phải khói khi đốt cây trúc đào hay dính mủ trúc đào sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Cành và lá, hạt cây trúc đào còn được giã nát để trừ sâu bệnh thay thuốc trừ sâu. Hãy cẩn trọng khi trồng loại cây này trong nhà.
Cần chú ý khi trồng cây trúc đào làm cảnh
Nếu bạn yêu thích hoa lá, cây cảnh và khám phá thế giới loài hoa. Hãy theo dõi và truy cập vào website https://tanghoatannha.com/. Chúng tôi luôn cập nhật các bài viết về loài hoa, loài cây mỗi ngày. Đừng bỏ lỡ để khám phá nhé bạn!