Cây xương chua hay còn có tên gọi khác là cây bụp xước. cây chua gai. Theo y học cổ truyền, cây xương chua, bụp xước là loại dược liệu có công dụng chữa được một số loại bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh của loài cây này. Hãy cùng tanghoatannha.com tìm hiểu về loài cây này nhé.
Mục Lục
Cây xương chua, bụp xước là cây gì?
Cây xương chua, (bụp xước) có tên khoa học là: Hibiscus surattensis.
Xương chua ở Việt Nam mọc ở mọi vùng miền
Là một loại thực vật có hoa thuộc dòng họ Họ Bông (Malvaceae). Sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Châu Á và Châu Phi. Chúng thường mọc ở những chỗ có nắng, ưa ẩm ướt và có khả năng chịu hạn tốt. Cây xương chua, bụp xước có thể sống từ vị trí thấp đến vị trí có độ cao 1200.
Cây xương chua, bụp xước có nguồn gốc từ Tây Phi. Cây nay du nhập vào nước ta cách đây khoảng 10 năm trước. Ở nước ta, cây xương chua, bụp xước mọc ở khắp mọi nơi. Chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 24 oC.
Đặc điểm nhận biết cây xương chua, bụp xước
- Thân cây cao khoảng 1 – 2m, có màu lục hay màu đỏ tía. Phân thành các nhánh, cành ở gốc. Cành có thể nhẵn hoặc có lông tùy vào môi trường sinh sống. Lá mọc có phiến chia 5 -7 thùy, gốc lá có hinh trái tim. Cuống lá dài.
- Hoa của cây xương chua, bụp xước có màu vàng tươi như nghệ, nhụy thì có màu đỏ đậm. Kích thước hoa to mọc riêng lẻ ở kẻ lá.
- Quả nang hình trứng, nhọn đầu và có lông mịn. Quả có hạt nhiều, màu đen. Mùa thu hái quả chủ yếu vào tháng 7 – 10. Cây có thể phơi khô để cất sử dụng dần.
Bụp xước có phiến chia 5 -7 thùy, gốc lá có hinh trái tim
Công dụng của cây xương chua, bụp xước
Cây xương chua, bụp xước có chứa nhiều thành phần hóa học bao gồm như: protein, acid citric, acid tartric, acid malic, acid hibiscus, chloride hibiscus, gossypetin,… và các loại vitamin C, vitamin B2, B1,..
Xương chua, bụp xước có tính mát, vị chua. Có tác dụng giúp giải khát, thanh nhiệt, liễm phế và chỉ khái.
Theo Đông y:
- Cây xương chua, bụp xước có tác dụng làm lợi tiểu, lọc máu, kháng khuẩn. Làm nhuận tràng và giảm huyết áp.
- Cải thiện khả năng tiêu hóa
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh, tim, mật, xơ cứng động mạch.
Ở nhiều vùng còn dùng xương chua để nấu canh ăn rất ngon
Ngoài là dược liệu để chữa bệnh. Cây xương chua, bụp xước có thể ăn được. Ví dụ như: lá của cây xương chua, bụp xước có vị chua, có thể dùng để làm rau sống. Đài hoa cũng được dùng làm gia vị thay thế giấm. Có thể làm mứt kẹp, siro hoặc đem phơi khô và nấu lấy nước uống.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng xương chua, bụp xước
Khi sử dụng xương chua, bụp xước để điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số thông tin như sau:
- Không nên sử dụng quá 2g/ngày vì dược liệu này có khả năng gây độc.
- Cần chú ý khi đun nấu dược liệu này. Vì hoạt chất Anthocyanin có trong dược liệu có thể bị phân hủy khi chế biến ở nhiệt độ quá cao.
- Chưa có tài liệu hay phân tích nào chứng minh sự an toàn của dược liệu này đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Dược liệu này có bề ngoài dễ gây nhầm lẫn. Do đó, bạn cần thận trọng trong khi lựa chọn nguyên liệu để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Qua bài viết trên, chắc đã cung cấp một số thông tin cơ bản và công dụng của cây xương chua, bụp xước cho bạn rồi phải không nào. Nếu bạn có ý định muốn sử dụng xương chua, bụp xước để điều trị bệnh. Để tránh tình trạng áp dụng thuốc không phù hợp. Bạn nên trao đổi với bác sĩ đông y về cách dùng và liều lượng trước khi sử dụng. Như vậy sẽ đảm bảo được điều trị hiệu quả và an toàn hơn nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.