Thông thường chúng ta chỉ quen việc cây xương rồng để làm cảnh. Hoặc chúng sống ở những nơi hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt. Ít ai biết rằng xương rồng còn là loài cây dược liệu có khả năng điều trị được nhiều bệnh. Đặc biệt, cây xương rồng ông được sử dụng làm thuốc trong Đông y. Vậy xương rồng ông chữa được những bệnh gì? Cùng tanghoatannha.com tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Xương rồng ông thường được dùng để làm cảnh và làm thuốc
Cây xương rồng ông là gì?
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về cây xương rồng ông đã nhé. Cây xương rồng ông còn có tên gọi khác là Xương rồng ba cạnh, Bá vương tiêm hoặc Hóa ương lặc.
- Tên khoa học của Xương rồng ông là Euphorbia antiquorum L. Cây thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Cây xương rồng ông cao tầm khoảng 5 – 6m, nhưng cây cao nhất có thể đạt đến 8m.
- Cây phân ra thành nhiều cành. Mỗi cành cây lại có 3 cạnh lồi nên nhiều nơi gọi là xương rồng 3 cạnh. Trên các cạnh có các phiến lá có gai. Lá nhỏ, chứa nước và rất ngắn.
- Hoa của cây xương rồng ông có màu đỏ vàng, mọc ở mép của cành. Cây ra hoa vào mùa tháng 3 – 4. Khi ra quả có hình bầu dục với đường kính khoảng 1cm.
Cây xương rồng ông trồng có thể thu hoạch quanh năm
Xương rồng ông mọc hoang và đều có mặt khắp nước ta. Cũng có những nơi trồng cây này để làm thuốc. Bằng cách họ sẽ lấy nhựa cây từ cành và thân cây để làm nguyên liệu bào chế thuốc. Cây xương rồng ông trồng có thể thu hoạch quanh năm.
Thành phần các chất có chứa trong cây xương rồng ông
- Theo các phân tích, thân cây xương rồng có chứa các chất triterpenoid: friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, taraxerol, taraxerone, epifriedelanol
- Nhựa cây chứa chất euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.
- Ngoài ra, còn có các acid citric, tartaric và fumaric
Đây đều là những chất có tác dụng kháng vi sinh, làm lành vết thương, cung cấp máu để hồi phục,..
Ứng dụng cây xương rồng ông để chữa bệnh
Xương rồng ông có vị đắng, tính hàn và có độc. Dưới đây là một số ứng dụng của cây này để chữa một số loại bệnh như:
-Xương rồng ông chữa đau răng, sâu răng
Đây là phương thuốc chữa đau răng hiệu quả. Để chữa bệnh này người ta lấy cành của xương rồng, rồi cạo bỏ hết gai. Đem đi nướng cho mềm, giã nhỏ rồi bỏ xơ cho thêm một tí muối. Lấy thuốc trên đặt vào chỗ bị đau và ngậm chặt lại. Tuyệt đối không được nuốt xuống, ra nước bọt thì nhổ đi. Sau khi ngậm xong thì súc miệng lại với nước sạch. Cứ thế, ngậm 3 lần/ngày.
Điều trị đau lưng, gai cột sống
Bằng cách lấy cành non của cây xương rồng này, cạo bỏ gai đi. Sau đó mang giã nát rồi xào cho nóng. Sau khi xào nóng xong thì chườm đắp vào chỗ đau khoảng 10 phút, nằm ngửa để thuốc ngấm vào. Việc này sẽ giúp giảm đau lưng và tuần hoàn máu hiệu quả.
Xương rồng ông làm bài thuốc chữa gai cột sống hiệu quả
Hỗ trợ chữa trị viêm dạ dày
Một bài thuốc dân gian chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Nấu như thuốc để uống. Tuy nhiên liều lượng cần được tham khảo từ ý kiến của bác sĩ đông y để đạt được hiệu quả cao.
Ngoài ra, xương rồng ông còn hỗ trợ điều trị được nhiều căn bệnh khác như: chữa xơ gan cổ trướng, chữa đòn ngã sưng đau, chữa mụn nhọt, viêm da mủ, chữa báng, thuốc tẩy,..
Những lưu ý khi sử dụng xương rồng ông làm thuốc
Tuy xương rồng ông có những tác dụng để điều trị bệnh nhưng nhựa của cây lại có độc tính cao. Vì thế, khi sử dụng tuyệt đối không được bôi vào mắt.
Khi sử dụng xương rồng ông để chữa đau răng. Bạn cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bởi nhựa cây có chứa chất độc, rất nguy hiểm.
Cây xương rồng có thể dùng để chữa các bệnh về dạ dày. Nhưng tác dụng rất mạnh nên khi dùng phải pha chế với các loại thảo dược khác để dùng.
Hy vọng với bài viết Xương rồng ông dùng để chữa những bệnh gì? của tanghoatannha.com. Đã cung cấp cho bạn thêm những những thông tin về xương rồng ông. Nếu bạn đang có ý định dùng cây này để làm thuốc điều trị bệnh. Mình nghĩ rằng bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ đông y. Bởi xương rồng ông còn chứa tính độc nên khi sử dụng cần cẩn thận để mang lại hiệu quả tối ưu.