Hoa Ngô Đồng (Bo đỏ, Bo Rừng): sắc hoa rực rỡ ở Cù Lao Chàm

Cây Hoa Ngô Đồng là một loại cây quý hiếm tại Việt Nam. Loài cây này không phổ biến và chỉ phân bố ở một số nơi. Nhiều nhất phải kể đến Cù Lao Chàm – Một hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam. Cùm tanghoatannha.com tìm hiểu sâu hơn về loài cây này trong bài viết sau đây.

Giới thiệu về Cây Hoa Ngô Đồng

Hoa ngô đồng còn có tên gọi là Bo rừng, Bo đỏ. Đặc biệt là tên gọi cây ngô đồng đỏ nhiều người biết đến. Firmiana colorata là tên gọi khoa học của loài cây này, thuộc họ Cẩm quỳ. Vào năm 1975, là năm đầu tiên cây được William Roxburgh mô tả khoa học dưới danh pháp là Sterculia colorata. Robert Brown đã chuyển nó sang chi Firmiana vào năm 1984 thành danh pháp hiện nay công nhận.”


Hình ảnh hoa ngô đồng đỏ

Đặc điểm của hoa ngô đồng

  • Thuộc thân cây gỗ, cao từ 5-10 mét, đường kính trung bình từ 60-80cm, thân cây xù xì.
  • Vỏ cây màu xám và nứt dọc.
  • Lá cây dạng nguyên hoặc xẻ thuỳ dạng chân vịt, màu đỏ hoặc da cam.
  • Hoa: Có đài dạng ống, có nhiều lông, trên đỉnh hoa có 5 răng cưa nhỏ.
  • Quả chỉ có từ 1-2 hạt, hạt chứa nhiều dầu, ăn được.
  • Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở độ cao từ 50-100m so với mặt nước biển. Trôm màu, Bo đỏ, Bo rừng mọc ở sườn núi thành từng dải. Hoặc mọc xen kẽ với nhiều loài cây như đa, thanh thất…Cây ưa mọc trên đá granit có các tảng đá lộ đầu lớn.
  • Tháng 4-5 lá cây chuyển vàng và rụng hết. Khoảng tháng 7-8 cây nở rộ hoa. Tháng 9 -10 cây ra lá, kết quả.

Mùa Ngô đồng đỏ rực trên sườn dốc ở Cù Lao Chàm

Nguồn gốc hoa ngô đồng

Thực tế cây ngô đồng có rất nhiều họ. Vì thế để xác định chính xác cây trôm màu hay ngô đồng đó có nguồn gốc từ đâu rất khó. Các tài liệu của các nhà khoa học thậm chí cũng có sự nhầm lẫn hoặc đánh đồng giữa các họ cây ngô đồng. Riêng với cây bo đỏ Việt Nam, khi con người đặt chân lên Cù Lao Chàm thì cây đã hiện diện.

Nếu xét riêng về tên gọi họ ngô đồng thì cây có rất nhiều xuất xứ. Phổ biến nhất có thể kể đến là châu Mỹ, Trung Quốc…

Công dụng của cây hoa ngô đồng

Xét về công dụng thì cây bo đỏ có rất nhiều công dụng. Hầu như bộ phần nào của cây cũng được ứng dụng để làm thuốc, thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ…Cụ thể như sau:

  • Vỏ cây: Trước đây được người dân dùng để lấy sợi, đan thành võng. Võng được làm từ sợi cây bo đỏ nằm rất êm, có tác dụng chữa đau lưng. Ngoài ra sợi bo đỏ còn dùng để đan túi, mũ, tranh trang trí…
  • Thân cây: Là loại thân cây gỗ quý hiếm, cho gỗ đẹp vì thế thân cây được dùng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ trang trí…
  • Hạt cây: Hạt của cây bo đỏ chứa rất nhiều dầu và hàm lượng dinh dưỡng cao như nhiều loại hạt khác (hạnh nhân, óc chó…). Dùng kết hợp để làm ra những loại bánh thơm ngon. Hạt còn dùng làm đồ ăn vặt hoặc ép lấy dầu. Một số loại mỹ phẩm cũng có thành phần chiết xuất từ hạt cây bo đỏ này.
  • Mủ cây: Điều đặc biệt là mủ hoa ngô đồng có thể ăn được. Có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ, sắc đẹp. Giúp thải độc cơ thể, làm mát gan hiệu quả và giải khát rất tốt.

Sợi cây bo đỏ làm đồ trang trí rất đẹp

Từ lâu khách du lịch đã ngẩn ngơ trước vẻ đẹp rực rỡ của bo đỏ trên các sườn núi Cù Lao Chàm. Chẳng cần phải đi đâu xa mà vẫn có một khung cảnh đầy mộng mơ và lãng mạng. Không chỉ mang nét đẹp đặc biệt mà cây bo đỏ, trôm màu này còn có rất nhiều công dụng hữu ích.

Để thoả sức đắm chìm trong khung cảnh sắc hoa đỏ ngập trời. Sao bạn không tìm về Cù lao Chàm mộ chuyến để hoà mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp này.

Ngoài Cây Hoa Ngô Đồng, tại tanghoatannha.com còn chia sẻ nhiều về công dụng, ý nghĩa của các loài hoa, loài cây. Nếu bạn muốn tìm giống cây chất lượng để làm cảnh. Hãy liên hệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Cây Vẹt Đen: Loài Hoa rất đặc biệt có thể “sinh và nuôi con”

Bạn có tin một loài cây mà có khả năng đặc biệt là “sinh và nuôi con” không? Chỉ là loài thực vật thân gỗ nhưng loại cây này khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Loại cây đặc biệt này có tên là Cây Vẹt đen.

Nguồn gốc xuất xứ của cây vẹt đen

Cây vẹt – loài cây có tên gọi khoa học là Bruguiera Sexangula. Cây vẹt phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, các rừng ngập mặn thuộc các tỉnh Nam Bộ, từ Đồng Nai tới Cà Mau. Vốn là dạng cây bụi ngập mặn nên cây được tìm thấy ở những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều hoặc các vùng đất phù sa bồi tụ.

Giới thiệu chung về đặc điểm của cây vẹt đen

Đây là cây thân gỗ có rễ hình trụ nón khá phát triển, cây trưởng thành cao từ khoảng 25 -30m, vỏ thân nhẵn, có màu nâu nhạt hoặc xám tro.

Lá Vẹt đen có hình bầu dục, hoa thì màu vàng, quả có các lá dài cong, gốc hình chuông.

Hoa Vẹt Đen nở tầm tháng 3 đến tháng 4, có quả vào tháng 5 đến tháng 6, có khi ra hoa và quả quanh năm. Loài cây này sinh trưởng và phát triển rất nhanh, đâm chồi mạnh.

Điều khiến mà hiếm loài thực vật nào làm được khiến cây trở nên đặc biệt. Đó chính là khả năng sinh con thần kỳ của Vẹt đen. Về cơ bản giống như các loài cây cỏ khác. Vẹt đen cũng sinh sản, duy trì nòi giống bằng cách ra hoa, thụ phấn để tạo hạt giống.

Tuy nhiên, các loài thực vật khác hạt giống được tách ra khỏi cây mẹ rơi xuống đất. Từ lòng đất hấp thụ chất dinh dưỡng, bén rễ và nảy mầm thành cây con thì hạt giống cây vẹt lại nảy mầm trên thân cây mẹ. Khi được cây mẹ nuôi dưỡng đến mức độ nhất định và có khả năng sống độc lập thì lúc này cây vẹt con mới tách khỏi thân cây mẹ.

Ý nghĩa và biểu tượng của cây vẹt đen

Về ý nghĩa của loài cây này thì trước hết nó là biểu tượng cho tình yêu sâu sắc của người một người mẹ dành cho những đứa con của mình. Dù cho bão táp mưa giông cây mẹ vẫn hiên ngang sừng sững trước gió, thủy triều để che chắn cho những cây con.

Cây vẹt đen còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt để thích nghi với sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên. Chính vì vậy chúng mới có thể trường tồn được hàng ngàn năm ở vùng ngập mặn.

Công dụng tuyệt vời của cây vẹt đen

Không chỉ có khả năng sinh sản kỳ lạ mà cây vẹt đen còn có những công dụng không ngờ trong y khoa và sản xuất. Cụ thể như sau:

Về y học: Trong thành phần của cây vẹt có chứa khoảng 20-25% chất tanin, có vị đắng chát là một vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Toàn bộ phần thân mầm, lá, vỏ và quả đều có thể sử dụng làm bài thuốc chữa các bệnh thường gặp.

Lá vẹt đen có thể gây ức chế với các dấu hiệu của căn bệnh ung bướu. Vỏ cây sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy và trị sốt rét. Quả vẹt hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt.

Trong hoạt động sản xuất: Trong trụ mầm của cây chứa nhiều tinh bột có thể chế biến làm thức ăn. Quả Vẹt Đen dùng để ăn chung với trầu và nhuộm lưới. Vỏ thì dùng để nhuộm vải, thuộc da và làm lưới câu. Người ta còn trồng vẹt để lấy gỗ phục vụ sinh hoạt. Gỗ cây được sử dụng để đóng đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, hoặc trong xây dựng, làm trụ mỏ.

Chính nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà bạn có thể dễ dàng tìm mua vẹt đen ở hầu hết các cửa hàng kinh doanh hoa và cây cảnh trên toàn quốc. Hãy truy cập Tanghoatannha.com để tham khảo thêm nhiều loại hạt giống, hoa và cây cảnh nhé!

Hình Ảnh Cây Vòi Voi – Loài cây có thể chữa viêm da cơ địa?

Dân gian vẫn truyền tai nhau về loại cây thảo mọc chữa khỏi viêm da cơ địa – cây vòi voi. Một giải pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc tính của loài cây này. Hãy cùng tanghoatannha.com tìm hiểu về những bài thuốc từ cây này để sử dụng an toàn và hiệu quả nhé!

Hình Ảnh Cây Vòi Voi
Hình Ảnh Cây Vòi Voi

Giới thiệu chung về đặc điểm của cây vòi voi

Là loại cây thân thảo mọc hoang giữa những khu đất trống, sống lâu năm, cao khoảng từ 25 -40cm. Thân cây khoẻ cứng, có nhiều lông nhám. Lá vòi voi hình bầu dục dài, nhăn nheo, ở mép lá có hình răng cưa.

Hoa có màu trắng hoặc tím, không có cuống, mọc so le nhưng liền nhau thành hai hàng dài từ 8-11cm ở ngọn cành hay nách lá. Quả Vòi voi gồm 4 quả hạch con dạng hình tháp.

Nguồn gốc của cây vòi voi

Vòi voi hay còn có tên gọi khác là Cửu vĩ trùng, đại vĩ đạo. Tên khoa học của loài cây này là Heliotropium. Cây mọc hoang khắp miền nhiệt đới Á châu, dân gian vẫn thường hái về phơi khô hoặc để tươi dùng.

Công dụng của cây vòi voi

Trong cây có heliotropin là một alcaloid pyrolizidin gây hình thành tế bào ung thư. Nhưng, ngược lại còn có indixin và indixin N-oxyd có tác dụng ức chế khối u. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loài vòi voi chứa alcaloid có độc tố rất mạnh.

Chất này có thể gây hủy hoại tổ chức gan, tiêu chảy, xuất huyết và có thể gây ung thư. Chất độc này không phát tác luôn khi sử dụng mà thường kéo dài âm ỉ nên rất khó để phát hiện.

Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và cẩn trọng khi sử dụng cây này để chữa bệnh. Mặc dù chỉ đắp ngoài da theo kinh nghiệm dân gian.

Trong các trường hợp tụ huyết bầm tím do chấn thương, viêm tấy áp xe, sưng vù khớp, minh nhọt giai đoạn chưa có mủ.

Theo Đông y, vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi thở có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau và thanh nhiệt. Nhiều bài thuốc đông y sử dụng loài cây này để điều trị các bệnh lý ngoài da trong đó áp dụng.

Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng từng đề cập trong cuốn “ Những cây thuốc quý và vị thuốc của Việt Nam” về 2 công dụng chính của loại thần dược này đó là:

  • Thứ nhất, vòi voi điều trị tình trạng viêm, cương tụ huyết, giảm sưng tấy, tránh lây lan rộng ra các vùng da khác.
  • Thứ hai, điều trị sốt nhẹ và chứng sưng đau đầu gối không đi lại được. Đặc biệt giúp giảm đau, tê nhức do mụn nhọt, viêm tinh hoàn,…

Địa chỉ bán cây vòi voi chất lượng ở đâu?

Tình trạng bán tràn lan thuốc đông dược không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Phần lớn đã làm cho hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe của bệnh nhân không hề nhỏ. Lựa chọn trồng các loại thần dược trong nhà được xem là một giải pháp khá hay.

Vậy khách hàng có thể mua cây vòi voi ở đâu? Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở hầu hết các cửa hàng bán hoa, cây cảnh. Bởi hoa cũng là vị thuốc được Đông y sử dụng. Tanghoatannha.com là một địa chỉ cung cấp các loại cây giống tốt, chất lượng, đúng chuẩn.

Trên đây là những thông tin bổ ích về dược liệu vòi voi. Tanghoatannha.com hy vọng sẽ hữu dụng với tất cả các bạn. Để đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả. Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.

Hình Ảnh Cây Vối Thuốc – Công Dụng Thần Kì của Lá Vối

Nhiều thông tin cho rằng cây vối thuốc là loại “kháng sinh” tự nhiên tuyệt vời tốt hơn cả thuốc Tây. Nước vối từ rất lâu đã trở thành món nước uống được nhiều người yêu thích. Món nước thanh mát này đã xuất hiện ở khắp các quán trà đá ven đường, công ty, gia đình. Hôm nay, Tanghoatannha.com sẽ mách các bạn những công dụng tuyệt vời của loài cây này nhé!

Nguồn gốc xuất xứ của cây vối thuốc

Vối thuốc có khá nhiều ở các nước trên thế giới như Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, phía Bắc Trung quốc đến Bắc Australia. Ở Việt Nam, vối là loài cây ưa sáng nên mọc khắp các ao hồ, sông suối và những vùng đất thấp nhiều màu mỡ.

Ngoài ra cây vối còn được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và Trung du Bắc bộ Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ đến các tỉnh Tây Nguyên. Chồi và lá non của Vối thuốc sẽ ra nhiều trong mùa xuân hè. Hoa nở rộ vào khoảng tháng 5-7 và cho quả vào tháng 8, tháng 9.

Đặc điểm của cây vối thuốc

Vối thuốc còn có tên gọi là cây vối, có chiều cao từ 10-15m và thuộc họ thân gỗ. Vỏ cây nứt dọc, có màu nâu xám và phân nhánh. Cành non dẹp có hình trụ và tróc vảy.

Lá vối mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục, hai mặt lá có màu xanh lục nhạt, lác đác đốm nâu, dài từ 9-18cm. Đầu lá nhọn, gốc thuôn, mép lá không có răng cưa, không có lông.

Hoa mọc thành từng cụm, cụm hoa mọc ở vùng nách lá bị rụng. Hoa vối không có cuống, màu trắng hay lục nhạt. thuốc ,

Lá vối, nụ vối và càng non đều có mùi thơm dễ chịu. Cây vối có 2 loại là vối nếp và vối tẻ. Vối tẻ có lá to,màu xanh đậm còn vối nếp có lá nhỏ màu ngà vàng.

Công dụng thần kỳ của cây vối thuốc

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học trong nụ vối thuốc có các khoáng chất, tanin, vitamin và tinh dầu. Điểm đặc biệt là trong thành phần của cây lá vối có rất nhiều các chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Sau đây là những công dụng tuyệt vời mà vối thuốc mang lại:

Cây vối nói chung có khá nhiều tác dụng tuyệt vời, đặc biệt là lá vối. Trong lá vối có chất tanin giúp niêm mạc ruột được bảo vệ và chống lại các chất kích thích.

Không những vậy tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh. Nó có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại đến sức khỏe con người.

Bên cạnh đó vối thuốc còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày hay các bệnh viêm nhiễm ngoài da…

Theo kinh nghiệm dân gian của ông cha ta ngày xưa. Lá vối tươi so với lá được phơi khô thì đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn hẳn. Lá vối tươi nấu lấy nước có tác dụng trị được những bệnh như: bỏng, vàng da, viêm gan, viêm da, Chốc lở…Hoặc có thể gội đầu chữa bệnh lở trên đầu cũng rất hiệu quả, bằng cách vò nát lá tươi hoặc nấu lấy nước.

Nước vối dùng để uống giống làm thanh nhiệt cơ thể ngày nóng. Uống một cốc nước vối sẽ con người ta sẽ cảm thấy mát mẻ, thoải mái hơn.

Ngoài ra nước vối còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa những biến chứng đái tháo đường. Bên cạnh đó lá vối còn dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh như bị đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng hay các chứng đầy bụng khó tiêu.

Trên đây là những công dụng tuyệt vời mà cây vối thuốc mang lại. Nếu bạn đang có nhu cầu, hãy liên hệ tanghoatannha.com để được tư vấn giải đáp một cách tốt nhất.